Bảng giá trị chân lý (Truth tables) Logic hình thức

Giá trị chân lý của một mệnh đề là một phân loại mệnh đề đúng hoặc sai, ký hiệu bằng T(đúng) hoặc F(sai). Để thuận tiện cho việc xác định một mệnh đề phức hợp là đúng hoặc sai, người ta thường dùng bảng giá trị chân lý. Bảng giá trị chân lý liệt kê tất cả các tổ hợp có thể có của từng mệnh đề đơn cùng với giá trị chân lý của chúng cũng như của mệnh đề phức hợp. Sử dụng bảng giá trị chân lý ta có thể xác định được lập luận đúng hay sai.

Giá trị chân lý của mệnh đề phủ định

Mệnh đề phủ định là phát biểu phủ nhận hoặc ngược lại với mệnh đề ban đầu. Do đó, nếu mệnh đề p là đúng thì phủ định ~p là sai. Ngược nếu p sai thì ~p là đúng. Ta có bảng giá trị chân lý cho mệnh đề phủ định ~p như sau:

p~p
TF
FT

Giá trị chân lý của mệnh đề hội

Phép hội kết nối hai mệnh đề bằng từ "và".

Để mệnh đề hội p ∧ q đúng, các mệnh đề p và q phải đúng. Do p và q có 2 khả năng giá trị chân lý (T hay F) do đó bảng giá trị chân lý có 4 hàng với chỉ duy nhất 1 hàng có p và q cùng đúng thì mới cho mệnh đề hội đúng.

pqp ∧ q
TTT
TFF
FTF
FFF

Giá trị chân lý của mệnh đề tuyển

Phép tuyển kết hợp hai mệnh đề bằng từ "hay/hoặc". Để mệnh đề tuyển là đúng thì có ít nhất mệnh đề cấu thành phải đúng. Mệnh đề tuyển chỉ sai khi cả hai mệnh đề cấu thành đều sai.

pqp ∨ q
TTT
TFT
FTT
FFF

Giá trị chân lý của mệnh đề kéo theo

Mệnh đề kéo theo p → q là sai chỉ xảy ra khi mệnh đề p đúng và mệnh đề q sai.

pqp → q
TTT
TFF
FTT
FFT

Biểu thức tương đương (Equivalent expressions)

Hai biểu thức tương đương là hai biểu thức ký tự có các giá trị chân lý trùng nhau trong mọi trường hợp. Ta dùng ký hiệu p ≡ q để biểu đạt 2 biểu thức tương đương và được đọc là "p tương đương với q" hoặc "p và q tương đương". Vậy, (p ≡ q) có nghĩa là, p và q luôn có cùng một giá trị chân lý. Ta xem xét mệnh đề sau:

"Không phải là chiếc xe không mới"

Mệnh đề phức hợp trên được tạo thành từ mệnh đề p: "chiếc xe mới". Ta xây dựng bảng giá trị chân lý cho biểu thức ~(~p) và so sánh giá trị của nó với giá trị ban đầu p. Vì chỉ có 1 ký tự nên ta cần 21=2 hàng. Ta thấy rằng trong mọi trường hợp p và ~(~p) có cùng giá trị chân lý.

p~ p~(~ p)
TFT
FTF

Vậy, p ≡ ~(~p)